TÌM HIỂU VỀ BỆNH UNG THƯ THỰC QUẢN

TÌM HIỂU VỀ BỆNH UNG THƯ THỰC QUẢN

Ung thư thực quản là tổn thương ác tính của tế bào xuất phát từ thực quản, có thể gặp ở bất cứ vị trí nào của thực quản, có tiên lượng bệnh xấu và tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị sớm, đúng phương pháp thì xác suất điều trị thành công và kéo dài sự sống cho người bệnh được cải thiện đáng kể.

Ung thư thực quản là gì?

Ung thư thực quản là bệnh mà khối u ác tính đã xuất hiện từ các tế bào biểu mô của thực quản làm cho các tế bào phân chia không theo cấu trúc của cơ thể, tạo nên các khối u, là một trong những căn bệnh ung thư thường gặp ở đường tiêu hóa.

 

Phân loại ung thư thực quản

Ung thư tế bào tuyến: Ung thư tế bào tuyến bắt đầu trong tế bào của các tuyến tiết chất nhầy trong thực quản. Bệnh thường xảy ra thường xuyên nhất ở phần dưới của thực quản.

Ung thư tế bào vảy: Các tế bào vảy là các tế bào mỏng dòng bề mặt của thực quản. Ung thư tế bào vảy thường xảy ra ở giữa thực quản. Đây là loại bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới.

Các loại hiếm gặp như: Các hình thức ung thư thực quản hiếm bao gồm ung thư tế bào mầm, ung thư hạch, u ác tính, sarcoma và ung thư tế bào nhỏ.

 

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

 

Hiện nay khoa học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ung thư thực quản là gì, tuy nhiên các yêu tố có nguy cơ cao mắc bệnh phải kể đến:

–    Giới tính và độ tuổi: Nguy cơ mắc ung thư thực quản ở nam cao hơn nữ. Thường xuất hiện ở người trên 50 tuổi (80% bệnh nhân ở khoảng 55-85 tuổi)

–    Lạm dụng rượu, bia và thuốc lá: nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn khoảng 8 – 10 lần so với người bình thường. Thời gian hút càng lâu, nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Nếu vừa hút thuốc lá, vừa uống rượu mạnh, sẽ càng có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn.

–    Những người có chế độ dinh dưỡng chưa khoa học, lạm dụng chất béo, thiếu các vitamin A, B2, C; duy trì thói quen ăn uống nhiều thực phẩm có chứa chất nitrosamin…

–    Những người thừa cân, béo phì

–    Bệnh nhân có tiền sử mắc các loại ung thư vùng đầu cổ khác; ung thư tị – hầu, bệnh ruột non do gluten, bệnh đi ngoài phân mỡ, bệnh sừng hóa gan bàn chân

–    Di truyền: Tính di truyền của rất nhiều bệnh tương đối cao, ung thư thực quản cũng có tính di truyền nhất định.

 

Triệu chứng

Nuốt nghẹn: là triệu chứng dễ cảm nhận và gặp ở đa số người bệnh ung thưu thực quản. Lúc đầu, người bệnh  chỉ khó nuốt với thức ăn rắn, về sau khó nuốt với cả thức ăn lỏng, thậm chí nuốt nước bọt cũng thấy đau và khó thực hiện.

Thường xuyên có hiện tượng chảy nước bọt kèm theo hơi thở mùi hôi khó chịu, ợ hơi, sặc khi ăn uống.

Sụt giảm cân rõ rệt, xảy ra tình trạng mất nước và dần dần là suy kiệt do không ăn và nuốt được.

Thường xuyên bị đau lưng, phía sau xương ức hoặc hai xương bả vai.

Có thể cảm thấy rát họng, ho kéo dài, thậm chí ho ra máu.

Thường xuyên cảm thấy buồn nôn, nôn.

Các biểu hiện khác có thể bắt gặp khi khối u phát triển như tức nặng, cảm giác vướng vùng họng, khó thở, khạc đờm, khàn giọng,…

 

Chẩn đoán theo giai đoạn bệnh

 

Để kịp thời chẩn đoán bệnh ung thư thực quản cần:

Chụp Xquang: biện pháp chụp Xquang thực quản cho thấy bất kỳ hình ảnh bất thường nào về hình dạng của thực quản.

Nội soi thực quản:là phương pháp dùng một ống mỏng có đèn sáng gọi là ống nội soi. Nếu có nghi ngờ vùng bất thường của thực quản,

Giải phẫu bệnh: lấy bệnh phẩm tế bào và mô bệnh học qua nội soi để nghiên cứu dưới kính hiển vi điện tử từ đó có thể nhìn thấy tổ chức ung thư hoặc các bất thường của tổ chức dẫn đến ung thư hoặc các tổn thương khác.

 

Các giai đoạn của ung thư thực quản

 

Giai đoạn I : Khối u nhỏ, có ranh giới rõ rệt, u phát triển vào lớp niêm mạc và hạ niêm mạc. Chưa có di căn vào các lớp của thành thực quản, chưa có di căn vào hạch bạch huyết.

Giai đoạn II : Khối u to làm hẹp lòng thực quản, nhưng chưa xâm lấn vào tất cả các lớp của thành thực quản, đã có di căn vào một số hạch bạch huyết.

Giai đoạn III: Khối u to chiếm phần lớn chu vi thực quản và làm hẹp hoặc tắc hoàn toàn lòng thực quản. Khối u xâm lấn dính vào các tổ chức và cơ quan xung quanh thực quản. Đã có di căn vào nhiều hạch bạch huyết.

Giai đoạn IV: Khối u phát triển ra khỏi phạm vi của thực quản, phá vỡ các tổ chức lân cận gây rò thực quản-khí quản, rò thực quản-phế quản, rò thực quản-trung thất…Đã có di căn xa.

 

Các phương pháp điều trị

 

Theo các chuyên gia, bệnh ung thư thực quản có tỷ lệ tử vong cao, nhưng có thể chữa thành công nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời:

Phẫu thuật: Là biện pháp điều trị ung thư thực quản phổ biến nhất hiện nay. Theo đó, khối u sẽ được cắt bỏ cùng với một phần hoặc toàn bộ thực quản, tổ chức bạch huyết hoặc các mô kế cận khác trong vùng. Phần thực quản còn lại sẽ được nối với dạ dày. Một số trường hợp, đoạn nối có thể được thay thế bằng một đoạn ruột non hoặc ống nhựa.

Xạ trị: Là phương pháp sử dụng nguồn tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp với hóa chất như biện pháp điều trị khởi đầu thay cho phẫu thuật. Đặc biệt khi khối u lớn, ở vị trí khó phẫu thuật.

Hóa trị liệu: Lúc này, hóa chất kháng u sẽ được tiêm tĩnh mạch, lưu thông khắp cơ thể và tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa chất có thể kết hợp cùng xạ trị như biện pháp điều trị khởi đầu thay cho phẫu thuật. Hoặc sử dụng đơn thuần để làm giảm kích thước khối u trước phẫu thuật.

Điều trị quang động học: Sử dụng một số thuốc được hấp thụ chủ yếu trên tế bào ung thư. Khi các tế bào này được chiếu dưới ánh sáng đặc biệt, các thuốc này sẽ phát huy tác dụng và tiêu diệt tế bào ung thư. Liệu pháp này thường được dùng để giảm triệu chứng khó nuốt.

Tùy thuộc vào tình trạng từng bệnh nhân mà các chuyên gia y tế sẽ giải thích tác dụng phụ và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.

 

Phòng ngừa bệnh ung thư thực quản

 

Để phòng ngừa ung thư thực quản hiệu quả, trước hết cần hạn chế các nguy cơ gây bệnh với các biện pháp sau:

Hạn chế tối đa việc lạm dụng các chất kích thích, đặc biệt là rượu, thuốc lá.

Có chế độ sinh hoạt khoa học, chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ vitamin, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Với những bệnh nhân có tiền sử viêm thực quản kéo dài, ung thư vùng cổ… cần thăm khám bác sĩ thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh.

Tầm soát ung thư khoảng 2 lần/ năm.

————————————————————————————————————–

Để được tư vấn điều trị bệnh, vui lòng liên hệ:

SĐT: 0912 663 110 – Zalo: 0912 663 110

Địa chỉ: CHÍ THỌ ĐƯỜNG, số 5, tổ 5, phường Dân Chủ, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn ngay