NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG UNG THƯ PHỔI

Ung thư phổi vẫn là bệnh lý ác tính với tỉ lệ tử vong cao. Vì vậy, chúng ta cần phải biết được nguyên nhân và cách phòng ngừa ung thư phổi.

1.Nguyên nhân

  • Thuốc lá

Là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh ung thư, đặc biệt người mắc ung thư phổi có liên quan đến hút thuốc lá chiểm tỷ lệ cao. Những người hút thuốc lá 1- 2 gói 1 ngày có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn 7 lần so với những người khác. Các nhà khoa học đã tìm ra trong thuốc lá có hơn 4000 hợp chất hóa học, nhiều loại hợp chất đã được chứng minh là tác nhân gây ung thư. Hút thuốc thụ động là hít phải khói thuốc của người hút thuốc lá bên cạnh, và đây cũng là nguyên nhân gây ra tỉ lệ lớn những người không trực tiếp hút thuốc mà vẫn mắc ung thư phổi.

 

  • Amiăng

Amiăng là những sợi rất nhỏ và nhẹ mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Khi hít phải chất đó có thể sẽ mắc ung thư vào khoảng 20 – 30 năm sau đó. Những người thường xuyên tiếp xúc với amiăng sẽ có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn gấp 5 lần người thường. Những người thường xuyên tiếp xúc với amiăng cộng với hút thuốc lá thì nguy cơ mắc ung thư phổi tăng lên gấp 50 lần những người chỉ tiếp xúc với amiăng.

 

  • Khí Radon

Randon (khí trơ) là sản phẩm phân rã tự nhiên của chất uranium. Khí Radon là nguyên nhân gây tử vong di ung thư phổi ở các vùng có mỏ Uranium.

 

  • Các bệnh phổi mãn tính

Các bệnh này nếu không điều trị triệt để, cứ để kéo dài dai dẳng sẽ có nguy cơ dẫn đến ung thư phổi. Đặc biệt là các tổn thương lao phổi rất dễ bị K hóa. Một số loại virus gây viêm phế quản –phổi cũng có thể làm tế bào bị biến đổi, phát sinh ung thư.

 

  • Ô nhiễm không khí

Khói bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông, các khu công nghiệp… có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi từ việc hít thở không khí ô nhiễm này.

 

  • Các thói quen xấu

Sử dụng chất kích thích (rượu, bia), thức khuya, ăn quá nhiều mỡ động vật, đồ ăn có hại cho sức khỏe, lười vận động, stress… cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

 

 2.Các phương pháp phòng chống ung thư phổi

–    Bỏ hút thuốc lá: Nên dừng hút thuốc lá nếu đang sử dụng. Nên ý thức tác hại của thuốc lá, tránh bị hút thuốc thụ động.

–    An toàn lao động, nên được bảo hộ để tránh tiếp xúc với các chất gây ung thư phổi như Amiăng, khí Radon, khói bụi, khí thải công nghiệp, hóa chất độc hại…

–    Điều trị triệt để các bệnh về phổi khác như: viêm phổi, viêm phế quản, lao phổi, áp xe phổi…

–    Thường xuyên tập thể dục, các bài tập đơn giản như đi bộ, đạp xe đạp… ai cũng có thể thực hiện được mỗi ngày. Tốt nhất là nên tập thở, tập khí công, yoga.

–    Thay vì ăn đồ ăn công nghiệp chế biến sẵn, chất béo bão hòa, thực phẩm không rõ nguồn gốc thì hãy lựa chọn thức ăn tươi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gia tăng các loại thực phẩm có lợi chống oxy hóa như: rau cải, rau bina, cà chua, táo, bí đỏ, ngũ cốc nguyên hạt…

–    Hạn chế sử dụng rượu bia quá nhiều và thường xuyên để phòng tránh ung thư và các bệnh lý về dạ dày, gan, thận, tim mạch…

————————————————————————————————————–

Để được tư vấn điều trị bệnh, vui lòng liên hệ:

SĐT: 0912 663 110 – Zalo: 0912 663 110

Địa chỉ: CHÍ THỌ ĐƯỜNG, số 5, tổ 5, phường Dân Chủ, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn ngay