NGƯỜI BỆNH UNG THƯ DẠ DÀY NÊN ĂN GÌ ?
Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ác tính thường gặp, dễ di căn và có tỷ lệ tử vong cao. Ngoài việc tìm hiểu các phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng, người bệnh cần áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý từ đó giúp duy trì sức khỏe ổn định, hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn. Vậy, người bệnh ung thư dạ dày nên ăn gì, hãy cùng Nhà thuốc Chí Thọ Đường tìm hiểu nhé!
Thực phẩm giàu protein
Protein đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhận diện và sửa chữa các tế bào. Nó cũng giúp hệ thống miễn dịch nhanh chóng phục hồi sau thời gian điều trị bệnh. Do đó, người bị ung thư dạ dày nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều protein vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Sữa, trứng, thịt gà, phô mai, các loại đậu, đậu nành, phô mai là các loại thức ăn có chứa nguồn protein dồi dào.
Thực phẩm giàu sắt, canxi và vitamin D
Người bệnh ung thư dạ dày cũng cần bổ sung thêm sắt, canxi và vitamin D trong chế độ ăn uống. Cá mòi, bắp cải, bông cải xanh, sữa, trứng, pho mát và bánh mì cung cấp canxi. Vitamin D được tìm thấy trong bơ thực vật, bơ, các loại cá chứa dầu (cá hồi, cá thu, cá ngừ…) và trứng. Sắt trong thịt đỏ, cá, đậu nành, lòng đỏ trứng, rau lá xanh và trái cây sấy khô.
Thực phẩm chứa tinh bột
Tinh bột có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch, các loại củ như khoai, sắn là những thực phẩm được khuyến khích cho người bệnh ung thư dạ dày. Với những loại thực phẩm này nên hầm thành cháo hay nấu súp cho người bệnh ăn, giúp việc tiêu hóa dễ dàng hơn.
Đậu nành
Trong đậu nành có chứa nhiều isoflavone – hoạt động như chất chống oxy hóa. Đây là chất có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và ngăn chặn các tế bào ác tính phát triển thành ung thư. Do đó, người bệnh nên ăn thêm đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành nhưng tránh đồ chiên rán để đảm bảo an toàn cho sức khỏe .
Rau quả tươi
Rau xanh là nhóm thực phẩm không thể thiếu đối với người bị ung thư dạ dày. Bắp cải, giúp cung cấp vitamin K1 và vitamin U, cải thiện các vết thương dạ dày. Rau chân vịt, cung cấp nhiều nước, vitamin, tốt cho hệ tiêu hóa đồng thời giúp cải thiện nhu động ruột. Rau thì là cung cấp nhiều vitamin C, các khoáng chất như Kali, Magie, Canxi, các loại rau mầm, cải xanh cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, có lợi cho sức khỏe và giúp các tổn thương chóng lành.
Trái cây là nhóm thực phẩm cung cấp đa dạng các vitamin, chất xơ và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa, phòng chống và hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người bị ung thư dạ dày. Chuối, đu đủ, táo đỏ, lê, cam,… là các loại quả nên dùng. Tuy nhiên, không nên dùng quá nhiều các loại quả có vị chua vì có thể làm tăng acid dạ dày. Hạn chế ăn các loại quả có quá nhiều xơ có thể gây ra tình trạng khó tiêu. Nếu cảm thấy khó ăn, người bệnh cũng có thể dùng hoa quả dưới dạng nước ép để dễ hấp thu.
Nghệ vàng
Hoạt chất chính trong nghệ chính là Curcumin. Theo các nghiên cứu gần đây, Curcumin có đặc tính chống ung thư mạnh mẽ, ức chế vi khuẩn H. Pylori gây ung thư dạ dày. Curcumin cũng đã được chứng minh là kích hoạt chu trình apoptosis – một cơ chế tự hủy trong tế bào ung thư và để tiêu diệt các gốc tự do. Ngoài ra, Curcumin còn có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa rất tốt giúp nâng cao hiệu quả điều trị ung thư dạ dày.
Tỏi
Allicin là một chất hóa học có trong tỏi. Cũng như nghệ, chất Allicin có trong tỏi giúp ngăn chặn chất gây ung thư xâm nhập vào các tế bào cơ thể, đồng thời còn có tác dụng làm chậm sự phát triển các khối u. Do đó bổ sung tỏi trong bữa ăn cũng giúp giảm sự phát triển ung thư dạ dày.
Các loại nấm
Theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn các loại nấm bởi trong nấm có nhiều chất polysaccharide có tác dụng kiểm soát các tế bào ung thư gây bệnh, kích hoạt các tế bào miễn dịch hoạt động. Trong nấm còn chứa selen và vitamin D tăng cao sức đề kháng cho cơ thể. Một số loại nấm nên dùng như nấm kim châm, nấm hương, nấm rơm, nấm mèo… Người bệnh có thể xào, nấu súp nấm.
Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư dạ dày
– Để cung cấp đủ dinh dưỡng mỗi ngày, người bệnh ung thư dạ dày nên được ăn 6-7 bữa trong ngày để tránh gây áp lực cho dạ dày, giúp dễ tiêu hóa hơn, nên ăn thức ăn mềm, nấu chín nhừ như cháo, súp, các món hầm…
– Không uống sữa lúc đói vì các men sữa rất có hại cho dạ dày.
– Tránh những thực phẩm quá khô cứng và nhiều chất xơ gây cản trở sự co bóp của dạ dày.
– Lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và rõ nguồn gốc xuất xứ.
– Ăn chậm nhai kỹ, nghỉ ngơi tuyệt đối sau ăn.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày là điều rất cần thiết và cần được duy trì thường xuyên. Điều này không chỉ giảm bớt được nguy cơ khối u ung thư dạ dày phát triển mà còn kéo dài thêm tuổi thọ cho người bệnh.
————————————————————————————————————–
Để được tư vấn điều trị bệnh, vui lòng liên hệ:
SĐT: 0912 663 110 – Zalo: 0912 663 110
Địa chỉ: CHÍ THỌ ĐƯỜNG, số 5, tổ 5, phường Dân Chủ, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình