NHỮNG NHÓM PHỤ NỮ NÀO DỄ MẮC BỆNH UNG THƯ VÚ ?
Ung thư vú là căn bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao ở nữ giới. Quá trình hình thành bệnh kéo dài, trong một khoảng thời gian mặc dù khối u đã được hình thành nhưng có thể vẫn không có triệu chứng đặc hiệu trên lâm sàng, do đó mà việc nhận biết sớm tình trạng bệnh và kịp thời điều trị trở nên khó khăn hơn. Vậy để hạn chế khả năng mắc phải căn bệnh nguy hiểm này, những nhóm đối tượng nào cần được đặc biệt chú ý, hãy cùng Nhà thuốc Chí Thọ Đường tìm hiểu ngay nhé!
Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2018, nước ta có gần 165.000 số ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú là 15.000 người mắc chiếm tỷ lệ 9,2%. Cũng trong năm 2018, Việt Nam ghi nhận hơn 6.000 trường hợp tử vong vì căn bệnh này. Đây thực sự là con số đáng lo ngại, bởi ung thư vú cũng là bệnh ung thư thường gặp nhất ở nữ giới, là mối quan tâm của nhiều chị em phụ nữ. Vậy, nếu bạn nằm trong số những nhóm phụ nữ dưới đây, hãy chủ động sàng lọc và tái khám định kỳ để phòng tránh hoặc kịp thời điều trị bệnh ngay nhé!
Những nhóm phụ nữ dễ mắc bệnh ung thư vú
Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú
Nếu trong gia đình bạn có người thân mắc bệnh ung thư vú thì bạn cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn những người bình thường. Gen di truyền là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ di căn ở bệnh ung thư vú. Do đó, bạn cần chủ động đi khám tầm soát bệnh ung thư vú từ sớm nếu có người thân trong nhà mắc căn bệnh này.
Phụ nữ cao tuổi
Tuổi cao là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với ung thư vú. Khi tuổi cao, các tế bào trong cơ thể cũng kém hoạt động hơn, các gen có nhiều khả năng phát triển các đột biến có hại mới và ít có khả năng sửa chữa những thiệt hại về di truyền. Nếu các gen quan trọng ngừng hoạt động bình thường, thì sự phát triển tế bào bất thường như ung thư sẽ thường xảy ra hơn. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ phát triển ung thư vú cao nhất ở phụ nữ trên 70 tuổi.
Người dậy thì sớm hoặc mãn kinh muộn
Theo thống kê y khoa, các bé gái dậy thì ở tuổi 16 có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn 50% so với những bé gái dậy thì trước tuổi 12. Ngày nay, một số bé gái bắt đầu dậy thì sớm nhất là 7 tuổi – một xu hướng đáng lo ngại vì nhiều lý do. Việc sản xuất hormone estrogen và progesterone khởi phát của tuổi dậy thì làm tăng sự phát triển của vú, vú hình thành, phát triển sớm hơn và khi tiếp xúc lâu dài với các loại hormone này có thể làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Và vì tiếp xúc lâu dài với hormone estrogen và progesterone mà những người mãn kinh muộn sau 55 tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến vú cao hơn người khác.
Người gặp vấn đề về sinh sản
Những đối tượng nữ giới không thể sinh con hoặc có con đầu lòng sau 30 tuổi thường có nguy cơ phát triển thành ung thư vú cao hơn khoảng 40% so với đối tượng nữ giới sinh con ở độ tuổi 25. Lý giải cho điều này là do các đột biến gen trở nên phổ biến hơn khi bạn càng có tuổi, chúng sẽ tăng dần lên và phát triển trong thời kỳ bạn mang thai. Vậy nên, các bác sĩ thường khuyến cáo nữ giới nên sinh con trước 30 tuổi và hạn chế việc sinh đẻ sau 40 tuổi để hạn chế gặp phải những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Người phải sử dụng hormone thay thế kéo dài
Liệu pháp thay thế hormone để khôi phục lại mức nội tiết tố nữ trong cơ thể, làm giảm các vấn đề căng thẳng đi cùng với thời kỳ mãn kinh hay việc sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Dùng các hormone bổ sung này có thể làm tăng thêm tế bào vú và thúc đẩy sự phát triển của ung thư vú. Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những ai trải qua liệu pháp hormone phối hợp với estrogen và progestin có nguy cơ phát triển ung thư vú cao nếu họ liên tục điều trị trong hơn 5 năm.
Người thức đêm thường xuyên
Những người thường làm việc đêm nhiều có khả năng phát triển thành ung thư vú cao gấp 4 lần so với những người sinh hoạt lành mạnh, ăn ngủ đúng giờ. Bởi thông thường, melatonin sẽ tăng lên vào ban đêm, nhưng ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có thể ngăn chặn mức độ sản sinh melatonin, từ đó kích thích đến các hormone khác gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào vú. Đó là lý do vì sao những người mắc bệnh ung thư vú thường có hàm lượng melatonin trong cơ thể thấp hơn so với đối tượng nữ giới không có bệnh.
Béo phì sau mãn kinh
Chất béo trong cơ thể chúng ta có khả năng tạo ra một loại enzyme gọi là aromatase có thể chuyển hóa androgens thành estrogen. Đó là lý do tại sao những phụ nữ sau mãn kinh có lượng dự trữ chất béo lớn trong cơ thể của họ. Những người này có nguy cơ phát triển ung thư vú khi cơ thể của họ sinh ra nhiều estrogen hơn so với những người phụ nữ khác.
————————————————————————————————————–
Để được tư vấn điều trị bệnh, vui lòng liên hệ:
SĐT: 0912 663 110 – Zalo: 0912 663 110
Địa chỉ: CHÍ THỌ ĐƯỜNG, số 5, tổ 5, phường Dân Chủ, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình