TẦM SOÁT UNG THƯ PHỔI NHƯ THẾ NÀO?

TẦM SOÁT UNG THƯ PHỔI NHƯ THẾ NÀO?

Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm có tỉ lệ mắc khá cao ở nước ta. Theo con số thống kê tỉ lệ mắc ung thư phổi khoảng hơn 20.000 người mỗi năm, trong đó có tới 17.000 người tử vong. Hầu hết các bệnh nhân đều được phát hiện ở giai đoạn muộn, vì vậy thời gian sống ngắn chỉ được 6 tháng – 1 năm.Cũng chính vì vậy việc tầm soát ung thư phổi là điều vô cùng cần thiết hiện nay.

1.Những đối tượng nào nên tầm soát ung thư phổi

Ung thư phổi là căn bệnh có thể gặp ở bất kì đối tượng nào, kể cả trẻ nhỏ, người già, phụ nữ. Trong đó có 1 số đối tượng có nguy cơ cao nên được tầm soát định kỳ bao gồm:

– Những người có độ tuổi > 50 tuổi có thời gian hút thuốc lá từ 30 bao thuốc trở lên (nếu đã cai thuốc cũng nằm trong đối tượng).

– Những người có độ tuổi từ 50 tuổi trở lên và khối lượng hút thuốc trên 20 bao, kèm theo một số điều kiện như: tiền sử mắc bệnh ung thư, tiền sử người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư…

– Những người thường xuyên tiếp xúc trong môi trường khói độc hại, môi trường ô nhiễm khói bụi, bụi hóa chất thường xuyên

– Người hút thuốc lá thụ động, tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên (dù không hút) thì cũng nên đi khám sàng lọc ung thư phổi để bảo vệ sức khỏe cho lá phổi của mình.

– Bất kì ai có dấu hiệu nghi ngờ bị ung thư phổi

 

2.Tầm soát ung thư phổi như thế nào?

Khoa học kĩ thuật phát triển, y học cũng có nhiều tiến bộ vượt bậc. Hiện nay có thể chẩn đoán sớm ung thư phổi và điều trị kịp thời thông qua các cận lâm sàng sau:

– Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi: lấy máu xét nghiệm chỉ số CYFRA 21

Xét nghiệm tìm gene gây ung thư

– Chụp CT, MRI: Phát hiện các tổn thương u phổi và hạch di căn(nếu có) ở vùng lồng ngực. Hình ảnh chụp cho biết số lượng, kích thước, ranh giới và nhiều tính chất của khối u phổi, giúp cho việc tiên lượng.

– Mô bệnh học: Nếu có u phổi sinh thiết sẽ giúp chuẩn đoán u lành hay u ác, phân loại được ung thư phổi để có phương án điều trị phù hợp

– Xét nghiệm sinh học phân tử khối u: Tìm hiểu sự biến đổi gen EGFR hoặc gen ALK ở các mẫu mô từ tổ chức, cơ quan bị di căn thuộc nhóm ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, không vẩy đi kiểm tra.

Nói chung việc tầm soát ung thư phổi rất có ý nghĩa đối với người có nguy cơ cao, giúp chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, tiên lượng chữa bệnh sẽ tốt.

————————————————————————————————————–

Để được tư vấn điều trị bệnh, vui lòng liên hệ:

SĐT: 0912 663 110 – Zalo: 0912 663 110

Địa chỉ: CHÍ THỌ ĐƯỜNG, số 5, tổ 5, phường Dân Chủ, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn ngay